Bán Cây Nhội Công Trình
Chúng tôi bán cây nhội Công trình trồng làm cảnh quan ngoại thất với số lượng lớn. Sau đây là một vài đặc điểm của cây Nhội Công Trình:Mô tả giống * Tên
: Nhội, Quả cơm nguội có tên khoa học là Bischofia javanica Blume (B. trifoliata (Roxb.) Hook. f.), thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). *Công dụng: Đông y cho rằng cây nhội có vị cay chát, tính mát, tác dụng hành khí, hoạt huyết, tiêu thũng, giải độc. Lá non của cây nhội có thể nấu canh ăn hoặc ăn gỏi cá, đặc biệt là rất giàu dược tính nên còn được sử dụng làm thuốc trị tiêu chảy, chống dị ứng…
*Đặc điểm hình thái: Cây gỗ lớn cao tới 15-20m. Lá kép mọc so le, cuống chung dài, mang 3 lá chét hình trứng, gốc và đầu đều nhọn, lá chét giữa lớn hơn hai lá bên, dài 10-15cm, rộng 5- 6cm; mép lá chét khía răng cưa nông. Cụm hoa hình chuỳ, mọc ở nách lá, dài 6-13cm, cuống chung dài 2-3cm. Hoa đơn tính, màu lục nhạt. Quả thịt hình cầu, màu nâu, đường kính 12-15mm, mọc thành chùm thõng xuống. *Đặc điểm sinh thái: Thường mọc hoang ở rừng thưa, ẩm, ven suối có nhiều ánh sáng. Cây ưa sáng, ưa ẩm, sinh trưởng nhanh, thay lá mùa đông. Thu hái lá và ngọn non quanh năm, dùng tươi hoặc hái lá vào tháng 4-5 đem phơi hay sấy khô.
2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc * Thời vụ: Thường trồng vào đầu mùa mưa (vụ Xuân hoặc vụ Hè).
* Mật độ trồng: Mật độ trồng tương đối: 5x6m, nếu cấy đã trưởng thành thì có thể tỉa để thưa hơn.
* Đất trồng: Cây nhội ưa đất tốt, lớp đất mặt dày, nhiều mùn, ẩm nhưng nó cũng có thể phát triển bình thường trên các vùng đồi, vùng đất nghèo dinh dưỡng, cằn cỗi hoặc vùng đất bạc màu.
* Tiêu chuẩn cây xuất vườn: Tuổi cây con trên 6 tháng, đường kính cổ rễ: 0,5 – 0,6 cm, chiều cao bình quân: 35 – 40 cm, cây sinh trưởng tốt, không bị cụt ngọn, sâu bệnh.
* Kỹ thuật trồng - Đào hố: 40x40x40 cm, bố trí theo hình nanh sấu giữa các hàng. Cuốc hố trước khi trồng 1 tháng. - Lấp hố kết hợp với bòn lót từ 0.1 – 0.3 kg phân NPK/hố, vun đất theo hình mui rùa. - Trồng cây: Dùng cuốc bới bổ giữa hố sâu bằng chiều cao của bầu. Bóc bầu, đặt cây sao cho cổ rễ ngang mặt hố, rồi vun đất xung quanh cho kín, ấn chặt.
*Kỹ thuật chăm sóc: - Chăm sóc 3 năm đầu, mỗi năm 2 lần vào tháng 4-5 và tháng 9-10. - Biện pháp chăm sóc: Xới đất xung quanh gốc đường kính rộng 60 – 80cm, sâu 3-4 cm, vun gốc kết hợp bón thúc 0.1 -0.3kg phân NPK/cây vào lần chăm sóc đầu. Kết hợp với tỉa cành để tạo dáng và tán cây đẹp. 3. Phòng trừ sâu, bệnh hại - Nhìn chung cây nhội trong giai đoạn vườn ươm ít nấm bệnh.
Thường có 2 loại sâu hại: Sâu đục nõn và sâu ăn lá cả ở vườn ươm và ngoài rừng trồng. + Xén tóc: Ấu trùng xén tóc đục thân, xén tóc trưở thành gặm vỏ, làm gãy cành, giảm sinh trưởng và làm chết cây. + Sâu đục thân: Sâu non đục ngọn làm gãy ngọn, giảm sinh trưởng của cây. - Cách phòng trự hữu hiệu nhất là thường xuyên kiểm tra và bắt sâu vào buổi sáng. Ngoài ra còn có thể dùng hoá chất thông thường. -Bệnh đốm than: Bệnh ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây và mỹ quan.
Để phòng trừ bệnh, phải cắt bỏ là bệnh và đem đốt. Trước khi bị bệnh phun Boocđô 1%, sau khi phát bệnh phun Daconil liên tục 2-3 lần trong 10 ngày. - Bệnh đốm xám: Thường gây ra ở mép lá và ngọn lá, lá khô nứt ra và rụng dần. Ban đêm, trên lá có các chấm nhỏ màu vàng, rồi lan rộng thành đóm màu nâu sẫm hoặc nâu, về sau thành màu trắng xám. Để phòng trừ, cần tăng cường quản lý, bón phân P, K, kịp thời cắt bỏ lá bệnh và đốt đi; phun thuốc phòng bệnh đốm xám bằng Topsin 0,1%. - Bệnh khô cành: Trên cành non có các đốm màu hạt dẻ, hình bầu dục. Đốm bệnh phát triển mạnh làm cho cành bị khô, lá rụng. Bệnh nặng có thể làm cho cây bị trụi lá, dễ gãy, gặp mưa bão cành gẫy hàng loạt. Cần tỉa thưa, bón phan hợp lý, phun Boocđô 1% đề phòng xâm nhiễm, phun hợp chất lưu huỳnh vôi 0,3-0,50 Be, hoặc Zineb 0,2%. 4. Khai thác, sử dụng Lá cây và rễ có thể cho khai thác quanh năm để lấy nguyên liệu cho việc chữa bệnh.
Các cây bạn có thể quan tâm