Dừa Trồng Cây Dừa, Cung Cấp Giống Cây Dừa, Cây Dừa Ngoại Thất
Chúng tôi bán cây hoa dừa trồng làm cảnh quan ngoại thất với số lượng lớn. Sau đây là một vài đặc điểm của cây Hoa dừa:
- Dừa là loại cây ngoại thất được trồng phổ biến trong cả nước, Dừa được trồng là loại dừa ăn quả dừa xiêm, Cây cao tán rộng có nhiều quả.
- Tên gọi khác của cây Dừa
Tên khoa học : Cocos nucifera
- Phân loại dừa tại Việt Nam
Dừa có rất nhiều loại khác nhau như : dừa lùn, dừa nước, dừa xiêm, dừa sáp,....
- Phân bố chủ yếu của cây dừa
Tại Việt Nam, dừa được trồng nhiều ở nhiều nơi từ Bắc chí Nam, nhất là các vùng duyên hải. Tỉnh Bến Tre có diện tích trồng dừa lớn nhất được mệnh danh là "xứ dừa".
- Đặc điểm riêng của cây Dừa
- Dừa có rễ bất định sinh ra liên tục ở phần đáy gốc thân, không có rễ cọc.
- Thân dừa mọc thẳng, không phân nhánh, chiều cao trung bình từ 15-20m. Thân dừa cao chỉ phát triển mạnh sau 4-5 năm. Thân dừa to, không bị tổn thương, sẹo to, khít là cây dừa sinh trưởng mạnh, cho năng suất cao.
- Một cây dừa có khoảng 30-35 tàu lá. Mỗi tàu lá dài 5-6m vào thời kỳ trưởng thành. Đỉnh sinh trưởng sản xuất lá liên tục, cứ một lá xuất hiện trên tán thì có thêm một chồi lá xuất hiện và một lá già rụng đi. Một cây dừa tốt, mỗi năm ra ít nhất 14-16 lá.
- Hoa dừa thuộc loại đơn tính, đồng nghĩa là hoa đực và hoa cái riêng rẻ nhưng ở trên cùng một gié hoa. Số lượng hoa cái trung bình biến động từ 20-40 cái trên mỗi phát hoa tùy theo giống. Hoa dừa được thụ phấn chủ yếu nhờ gió và côn trùng.
- Trái dừa thuộc loại quả hạch, nhân cứng. Trái gồm có ba phần là ngoại quả bì (phần vỏ bên ngoài được phủ cutin), trung quả bì (xơ dừa) và nội quả bì bao gồm gáo, nước và cơm dừa.
- Kỹ thuật chăm sóc cây Dừa
- Nên trồng vào tháng 6-7 dương lịch (đã vào mùa mưa) để giảm chi phí tưới trong giai đoạn cây con. Tuy nhiên, nếu chủ động được nguồn nước tưới thì có thể trồng vào bất kỳ thời gian nào trong năm. Ở vùng đất thấp nên trồng cây trên mô để tránh bị đọng nước cho cây.
- Tất cả các loại đất từ đất phù sa ven sông hay đất phèn đều phải lên liếp khi trồng cây lâu năm như cây dừa. Tuy nhiên, kiểu lên liếp tùy thuộc vào từng loại đất và mô hình canh tác.
- Khoảng cách trồng tùy theo giống, độ màu mỡ của đất, điều kiện khí hậu và mô hình có trồng xen hay không.
- Trồng dậm ngay khi cây chết hoặc ở mùa mưa tiếp theo để các cây dừa trong vườn cho trái đồng đều. Thông thường dự trữ thay cây chết khoảng 5%.
- Nhằm hạn chế sự bốc thoát nước, giúp cây phục hồi nhanh sau khi trồng cần che mát cho đến khi cây bén rễ, phát triển tốt. Ngoài ra, để giảm bớt lượng nước bốc hơi trong mùa khô, cần đậy gốc cho cây con bằng cách dùng vỏ dừa, bụi xơ dừa hay lục bình phủ quanh gốc dừa.
- Dọn sạch cỏ dại xung quanh mô hay hố không để cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng, nước và ánh sáng với cây dừa sẽ làm cho cây dừa chậm lớn.
- Ba chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với cây dừa được xếp theo thứ tự là Kali (K), Clorua (Cl) và đạm (N). Tiếp theo là Canxi (Ca), Natri (Na), lân (P), Ma-nhê (Mg) và cuối cùng là lưu huỳnh (S).
- Ngoài phân hóa học, việc bón phân hữu cơ cho dừa cũng cần được quan tâm nhằm cung cấp thêm phân vi lượng, cải tạo đất, giúp cho cây sinh trưởng tốt, tăng sức đề kháng và đạt năng suất cao. Từ năm thứ hai trở đi nên bón 20kg phân hữu cơ/cây, sau đó tăng dần mỗi năm 5kg/cây và từ năm thứ bảy trở đi bón 50kg phân hữu cơ/cây/năm.
Các cây bạn có thể quan tâm