Trồng Cung Cấp Cây Đa Đại Thụ, Cây Đa Công Trình, Cây Đa Cho Các Đình Chùa Khu Di Tích
Chúng tôi bán cây Đa Công Trình trồng làm cảnh quan ngoại thất với số lượng lớn. Sau đây là một vài đặc điểm của cây Đa Công Trình:
Tên gọi khác của cây Đa Tên khác : cây đa đa, dây hải sơn, cây dong, cây da Tên khoa học : Ficus bengalensis
Phân loại đa tại Việt Nam - Cây đa có 1 số giống như : Đa lá trơn, Đa lan, Đa lông. - Nếu phân theo mầu sắc búp thì cây Đa lông gồm: Đa búp đỏ, Đa búp nâu, Đa búp trắng, Đa búp ngà, Đa búp xanh.
Phân bố chủ yếu của các loại Đa Cây đa được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới. Tại Việt Nam, cây Đa được tìm thấy tại nhiều đình, chùa và khu vực làng quê. Hầu như làng quê truyền thống ở Bắc Bộ nào cũng có những cây đa cổ thụ trong làng và bên cạnh các di tích.
Đặc điểm riêng của cây đa - Cây đa là loài cây lớn nhất thế giới tính theo bề rộng thân và cành cây với một số cây đa cổ thụ có thể che phủ một diện tích tới vài nghìn mét vuông. - Cây Đa là loài có lá tương đối to. Gióng mắt của cây đa cũng thưa và lại càng thưa khi cây còn non, vì thế mà rất khó cho việc làm tay cành, làm chi. Cây đa còn non thì chỉ nảy mầm ở nách lá. Chỉ cây đa già, có tuổi đời trên 20 năm mới có khả năng nảy mầm ở những vị trí bất ngờ - Loài cây này có quả màu huyết dụ và các rễ khí mọc từ các cành cây đâm xuống đất. - Đặc điểm kỳ lạ nhất của cây đa là “chỉ cần một cây là có thể thành rừng”, bởi vì nếu trừ ra những bộ phận cành chính ở giữa của cây thì nó vẫn còn có thể ra rất nhiều rễ từ những cành nhánh, có rễ thì được treo lơ lửng giữa không trung, hút lượng nước ở trong không khí, có rễ lại chọc thẳng xuống đất giống như những rễ bình thường khác, hút nước cùng chất dinh dưỡng trong đất và lớn rất nhanh thành những cái cầu nhỏ. Nếu nhìn từ xa thì một cây đa giống như một mảnh rừng. - Những cây con hình thành từ rễ khí không những mọc lá mà còn không ngừng cung cấp nguồn dinh dưỡng cho thân cây mẹ, do những rễ khí này chống đỡ cho thân cây mẹ nên còn gọi là “rễ trụ”
Kỹ thuật chăm sóc cây đa - Cây đa có tính nhạy cảm cao với những thay đổi bất ngờ về nhiệt độ mà việc này có thể làm cho lá rụng hết. Vào mùa đông giữ cho cây ở một nơi sáng sủa, ấm áp hoặc trong nhà kính. Nếu ở bên trong nhà thì nên xịt cho tán lá mỗi ngày ít nhất một lần bằng nước có nhiệt độ ôn hòa. Tưới nước khi đất bị khô đi phần nào. - Bón phân cho cây đa: Cách 20 - 30 ngày từ mùa xuân cho đến mùa thu và cách mỗi 40 - 60 ngày vào các thời điểm khác trong năm. - Xén tỉa và giằng dây cho cây đa: Việc cắt giảm phần trên của cây phải cùng lúc với việc thay chậu lần đầu và xén tia hệ thống rễ. Ở các vùng có khí hậu ôn hòa thì những thao tác này cần được làm dần dần từng bước, bảo quản cây trong ít nhất một tháng sau khi thay chậu. Làm dày rậm và tạo hình dáng tán lá bằng cách tỉa bớt các chồi non chỉ chừa lại 2 lá vào cuối mùa xuân đến mùa hè. Công việc giằng dây có thể được làm vào bất cứ mùa nào, song ít nhất ba tháng sau khi thay chậu. Bảo quản phần vỏ cây.