Lộc Vừng Top 10 Cây Xanh Công Trình và Cây Xanh Ngoại Thất Được Ưa Chuộng Nhất Năm 2014. Hiện tại vườn ươm tại Thái Bình của Cây Xanh Việt Nam có khoảng hơn 100 gốc Bừng Các Loại. Kích Cỡ đường kính gốc từ 10Cm Đến 1m. Hiện tại chúng tôi đang có khoảng 40 gốc lộc vừng loại lớn cây đã ủ đảo nhiều năm, Phù hợp cho việc trồng biệt thự và cổng nhà máy. Vườn ươm lộc vừng cách hà nội chưa đầy 10km bạn hoàn toàn có thể sở hữu cho mình 1 cây lộc vừng ưng í
Tên gọi khác của Lộc Vừng Tên khác : Lộc vừng, còn gọi là chiếc hay lộc mưng. Tên khoa học : Barringtonia acutangula
Phân loại Lộc Vừng Lộc vừng có nhiều loài khác nhau. Có loài cây Lộc Vừng lá tròn, loại lá dài, loài hoa mầu hồng, loài Lộc Vừng hoa đỏ, loài hoa mầu vàng, loài hoa trắng,....
Phân bố Chủ yếu của cây Lộc Vừng Tại Đông Nam Á, loài này phân bố ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan. Ở Việt Nam, cây mọc khắp nơi, từ Bắc vào Nam ra tới Côn Đảo
Đặc điểm riêng của cây. - Cây trong tự nhiên có thể cao 15 m, thân xù xi, gãy khúc. - Phiến lá dày đổi màu đến xanh đậm xám khi già, mặt lá bóng láng và có mép răng nhỏ. Lá mọc so le, nhưng thường tập trung ở đầu cành, mép khía răng, mặt trên xanh sẫm bóng; cuống lá có mầu đỏ. - Đặc biệt hoa buôn thỏng xuống dài đến 50 cm, có màu trắng, đỏ. Hoa Lộc Vừng mầu đỏ nhạt, chi nhị và vòi nhụy mầu đỏ thẫm. Cây có hoa nở và rụng dần xuống mặt nước nên thường được trồng làm tiểu cảnh. - Quả có 4 cạnh lồi, mỗi cạnh lại xẻ rãnh dọc, đựng một hạt.
Kỹ thuật chăm sóc Lộc Vừng. - Đất trồng lộc vừng tốt nhất là đất mầu trộn thêm trấu, xỉ than lò gạch đập nhỏ và ít phân chuồng hoai mục. Trồng xong tưới nước để giữ độ ẩm vừa phải cho cây ra rễ mới. Khi bộ rễ ở dưới đã khỏe, ta tưới nước thỏa mái cho cây phát triển nhưng không được để úng nước. - Rễ lộc vừng rất nhạy cảm với môi trường âm và ngập nước. Nếu muốn cho ra rễ ở điểm nào của thân cây, ta có thể bó mùn, giữ ẩm hay ngâm vào nước ngập đúng điểm đó sau 2 – 3 tháng rễ sẽ mọc ra (thường mọc đúng mặt đước trên dưới 10 cm) tùy cây to, nhỏ và điều kiện cụ thể mà chọn biện pháp thích hợp, khi đã có rễ ra ta nâng dần cây lên (hạ dần nước xuống) rễ sẽ theo đó mà buông dài dần theo ý muốn. - Đặt bồn ở nơi thoáng đãng để cây phát triển đều ở cả 4 phía. Hàng ngày chú ý tưới nước giữ độ ẩm tối đa cho cây. Thường xuyên quan sát diệt trừ sâu bọ bằng cách dùng kẹp hoặc phun thuốc. Hàng tháng nên đều đặn tưới nước phân bổ sung cho cây, hai hoặc ba năm nên tiến hành thay đất mới và trồng lại cây một lần để đảm bảo cho cây luôn đủ chất dinh dưỡng phát triển và ra hoa đúng mùa. - Nên cắt tỉa thường xuyên, khi nào thấy cành vượt là cắt. - Khi cây lộc vừng chớm ra nụ nên bón thúc cho cây trong đó tăng cường các loại phân tác dụng với hoa, quả để hoa to, bông dài và đậu quả càng tăng vẻ đẹp của cây.