Trồng Cung Cấp Cây Thông, Thông Công Trình, Cây Thông Ngoại Thất
Chúng tôi bán cây thông trồng làm cảnh quan ngoại thất với số lượng lớn.Sau đây là một vài đặc điểm của cây thông:
Tên gọi khác của cây Thông - Tên khác: Thông nhựa, thông 2 lá, thông bắc bộ, thông yên lập, thông hoàng mai. - Tên khoa học: Pinus sumatra Jungh
Phân loại Các Loài Thông Có 3 dạng thông nhựa là: “Aceh”, “Tapanuli” và “Kerinci”. Chúng khác nhau về hình thái thân cây, cách phân cành, hình thái vỏ cây, thành phần của nhựa dầu và khả năng chống chịu với sâu bệnh hại, đặc biệt là với sâu Milionia basalis.
Phân bố Thông nhựa phân bố từ Bắc vào Nam: Quảng Ninh, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Bình Thuận, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.
Đặc điểm riêng của cây - Thông nhựa là cây gỗ lớn, cao tới 20-25(¬35)m, chiều cao dưới cành 15¬20(-25)m, đường kính thân 40¬50(-70)cm chiều cao dưới cành. - Vỏ dày màu nâu xám ở phía gốc, màu đỏ nhạt ở phía trên. - Những cành lớn ở phía dưới thường gần nằm ngang; nhưng những cành ở phía trên mọc chếch. - Lá thông nhựa hình kim, họp thành từng đôi, dài 15-25cm, mảnh, thô, cứng, màu xanh thẫm, gốc lá hình ống, có bẹ dài 1-2cm, sống dai. Mặt cắt ngang lá có 2-3 ống nhựa ở giữa hoặc ở phía trong thịt lá. - Nón mọc đơn độc hoặc thành từng đôi, hình trứng thuôn, dài 5¬11cm, gần như không cuống. - Vẩy ở quả nón non năm thứ nhất không có gai. Đến năm thứ hai quả nón có dạng hình trứng thuôn hoặc hình trụ. Mặt vẩy hình thoi, cạnh sắc, mép trên dày và hơi lồi, phía dưới hơi dẹt, có 2 gờ ngang và dọc đi qua giữa. - Hạt thông nhỏ, hình trái xoan hơi dẹt, có cánh dài 1,5-2,5cm. - Thông nhựa là loài có biên độ sinh thái rộng, nên rất đa dạng. - Thông nhựa là loài cây ưa sáng, và chịu hạn. Cây sinh trưởng trên cả đất cát, đất đỏ, đất nhẹ, dễ thoát nước; đất phong hoá từđá mẹ sa thạch, sa phiến thạch. Tuy vậy, thông nhựa cũng có thể mọc trên đất đồi núi trọc, cằn cỗi, sỏi đá, nghèo kiệt, khô hạn. Cây thích ứng với các loại đất chua (pH(3,5-)4-5). - Giai đoạn non (1-5 tuổi) cây thông nhựa sinh trưởng rất chậm và ưa bóng; nhưng sau đó lại trở thành cây ưa sáng. Khi đạt 14-15 tuổi, cây cao (4-)5,5-6,5(-8)m và có đường kính thân (6-)7-8(¬15)cm. Trong vòng 14-15 năm tuổi, tăng trưởng chiều cao trung bình năm 0,3-0,6m và đường kính 0,5-0,6cm. Sau giai đoạn này, cây sinh trưởng nhanh hơn và đến thời kỳ 35-40 năm tuổi, thông nhựa gần như ngừng tăng trưởng theo chiều cao. - Khoảng 10 tuổi, thông nhựa bắt đầu ra nón. Ở điều kiện các tỉnh phía Bắc nước ta, thông thường ra nón vào tháng 5-6 và chín vào tháng 8-10 năm sau.
Kỹ thuật chăm sóc cây Thông - Cây thông non 8-9 tháng tuổi, đạt chiều cao 20-25cm là có thể đưa trồng. - Thời vụ trồng thông nhựa ở các tỉnh phía Bắc thích hợp nhất là vào khoảng cuối mùa đông, đầu mùa xuân, lúc này nhiệt độ ấm dần và có mưa phùn. - Thời gian đầu cần làm cỏ, phát quang, xới đất, bón phân và giữ ẩm trong đất. - Rừng thông nhựa thuần loại trồng để khai thác nhựa, mật độ ổn định ở giai đoạn trưởng thành chỉ cần khoảng 1.000 cây/ha. - Để phòng bệnh “úa vàng” và bệnh “róm hay rơm lá” ở thông con cần xử lý hạt bằng thuốc diệt nấm và vi khuẩn. - Rừng thông rất dễ bị cháy, nhất là vào mùa khô. Do đó đồng thời với các qui chế bảo vệ, canh phòng, kiểm tra rừng…